Bỏ qua nội dung chính

Thăng Long Hà Nội

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin > Thăng Long Hà Nội > Bài đăng > Đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc
Đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc
Cùng với hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn (ảnh) nằm trên đảo Ngọc lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi), Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên là Ngọc Sơn.

 
 
 
Tại đây, có một ngôi đền thờ những người anh hùng đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Lâu ngày, đền sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), Chúa Trịnh Giang đã dựng cung Khánh Thụy. Cuối đời Lê, cung Khánh Thụy bị Lê Chiêu Thống phá huỷ.

Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ ba (1843), chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam thánh. Hội này đã bỏ gác chuông, xây lại các gian điện chính, các dãy phòng hai bên, đưa tượng Văn Xương Đế quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Quốc, sau khi chết được phong là thần chủ về văn chương khoa cử).

Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, bắc một cầu từ bờ đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.

Thê Húc nghĩa là "giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời". Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt lâu (lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cối um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng Văn Xương đứng, tay cầm bút được đặt ở hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, hai bên có hai cầu thang bằng đá. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng).
Theo laodong.com.vn

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.