Bỏ qua nội dung chính

Thăng Long Hà Nội

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin > Thăng Long Hà Nội > Bài đăng > Nghìn năm nếp sống kinh kỳ: Nếp sống của người Hà Nội từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.
Nghìn năm nếp sống kinh kỳ: Nếp sống của người Hà Nội từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay.
Thời kỳ từ 1945 đến 1975: Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào xây dựng đời sống mới.

Theo quan niệm của Hồ Chủ tịch, đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì cần phát triển. Cuộc vận động đời sống mới diễn ra cùng với phong trào diệt giặc đói giặc dốt, phong trào tăng gia sản xuất ở ngoại thành... mục đích cuộc vận động xây dựng đời sống mới nhằm tuyên truyền, giáo dục rộng rãi tinh thần yêu nước, yêu lao động, xây dựng đạo đức cách mạng và tẩy rửa những thói hư, tật xấu của chế độ cũ để lại. Tuy nhiên, cuộc vận động xây dựng đời sống mới ở Hà Nội chỉ thực sự diễn ra sau ngày Thủ đô giải phóng (10/10/1954).
 
Trong những năm 1950 đến 1965, Hà Nội là một công trường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, xây dựng đời sống tinh thần văn hóa và xây dựng con người mới. Mức sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Phong trào xây dựng đời sống mới diễn ra sôi nổi và lôi cuốn sự nhiệt tình của đại đa số người dân Hà Nội. Nét giản dị ngày càng trở nên phổ biến và cập nhật trong nếp sống và phong cách sống của các tầng lớp nhân dân lao động ở cơ quan cũng như ở gia đình. Nét giản dị đến mức bình dân thể hiện cụ thể ở phong cách ăn uống đạm bạc, ăn mặc đơn sơ, ứng xử đến mức xuề xòa, dân dã. Tính chất “tập thể hóa” trong nếp sống của người Hà Nội được hình thành và phát triển bắt đầu từ thời kỳ này. Điều đó được thể hiện trong bàn bạc tập thể, quyết định tập thể, ăn tập thể, nhà tập thể thậm chí có cả đám cưới tập thể. Mức sống, phong cách sống giữa cán bộ viên chức, công nhân và nhân dân lao động không có khoảng cách 1ớn và sự chênh lệch trong thang lương của cán bộ công chức là không đáng kể.
 
Tuy nhiên, trong giai đoạn này cũng không tránh khỏi những biểu hiện chất phác đến mức thô sơ, ấu trĩ lệch lạc trong xây dựng nếp sống mới. Sự luộm thuộm, xuề xòa trong mặc nói năng, giao tiếp thực chất là biểu hiện của nếp sống tiểu nông song lai được coi và tính giản dị. Tính bình dân trở nên nổi trội và cào bằng những đặc trưng của nếp sống đô thị. Một số biểu hiện của nếp sống văn minh đô thị như giầy, guốc, áo dài, complê... do nhiều nguyên nhân đã bị lu mờ và đường như mất hẳn. Thay vào đó là dép cao su, dép nhựa Tiền Phong, mũ cối, quần xanh, đen lại trở thành mốt.
Xu hướng tập thể hóa đã nâng cao truyền thống cộng đồng, tình nghĩa của dân tộc. Tính kỷ cương xã hội trong thời kỳ này được xây dựng và thực hiện một cách lành mạnh và khá đứng đắn được vận hành chủ yếu bằng kỷ luật hành chính, bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Nhìn chung, đây là giai đoạn nếp sống mới của người Hà Nội được định hình một cách cơ bản.
Từ năm 1966, người Hà Nội xây dựng nếp sống trong thời chiến. Người Hà Nội bình tĩnh thực hiện một cuộc sơ tán vĩ đại. Hàng chục vạn người, hàng trăm cơ sở sản xuất, cơ quan, trường học chuyển về các địa phương miền bắc. Đi sơ tán, nếp sống của họ bi đảo lộn, đời sống cũng khó khăn hơn. Nếp sinh hoạt dân dã xâm nhập vào lối sống con người Hà Nội. Quần áo phòng không, mũ rơm dép lốp trở thành cách ăn mặc phổ biến của người Hà Nội thời đánh Mỹ.
Thời Kỳ Từ 1975-1986
Sau khi thống nhất đất nước, Hà Nội trở thành Thủ đô của nước Việt Nam, sự giao lưu văn hóa và lối sống giữa hai miền Nam - Bắc diễn ra trước hết ở đô thị mà thủ đô là trọng điểm. Phong trào xây dựng con người mới trong điều kiện hòa bình gắn với phong trào lao động sản xuất, xây dựng Thủ đô thể hiện qua các cuộc vận động nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.
Trong xã hội đã có sự phân hóa khía cạnh này hay khía cạnh khác, đã có sự biến động về tư tưởng, đạo đức và lối sống trong nhân dân. Mặc dù vậy, đời sống tinh thần văn hóa nhất là phong trào văn hóa quần chúng, vẫn được duy trì và phát triển. Ý thức đạo đức nhìn chung vẫn được xác định như là lẽ sống của đa số người dân Hà Nội. Thái độ đối với lao động như là thước đo đầu tiên đối với đạo đức.
Thời Kỳ Từ 1986 Đến Nay
Bước ngoặt đổi mới trong nếp sống của người Hà Nội cũng diễn ra cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước. Chỉ một vài năm, từchỗ hàng hóa tiêu dùng chủ yếu là phân phối, bao cấp đã chuyển sang hàng hóa tiêu dùng tràn ngập thị trường. Sự làm giàu được khuyến khích, điều đó hoàn toàn phù hợp với tâm lý con người và tạo nên bầu không khí phấn khởi tự nhiên trong xã hội. Thái độ đối với lao động của người dân chuyển biến tích cực theo hướng gắn với nghề nghiệp và việc làm có thu nhập cao, coi trọng sự làm giàu cho cá nhân và xã hội.
Đặc biệt đầu những năm 90, trên địa bàn Hà Nội xuất hiện loại hình các câu lạc bộ, các phong trào mang tính tự quản theo ngành, nghề hoặc theo sở thích. Cuộc vận động nếp sống văn minh, gia đình văn hóa đã được nhân dân Thủ đô tích cực hưởng ứng. Trang phục của cán bộ viên chức ở cơ quan công sở nền nếp, văn minh hơn. Khi đời sống vật chất khấm khá, người dân Hà Nội không còn phải lo ăn no mặc ấm mà lo ăn ngon mặc đẹp, các hoạt động vui chơi giải trí cũng ngày càng phát triển. Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình ngày càng được củng cố bền chặt hơn góp phần xây dựng nếp sống văn hóa mới của người Hà Nội.
Hà Nội là thủ đô với ngàn năm lich sử, là nơi hội tụ những tinh hoa và nhân tài của cả nước. Lối sống, nếp sống của con người Hà Nội chính là lối sống, nếp sống của cả nước thu lại và được chắt lọc giữ lại những cái hay, cái đẹp tạo nên một phong cách sống hào hoa, thanh lịch. Suốt một nghìn năm qua, tuy có bị gián đoạn, nhưng Hà Nội luôn luôn là trung tâm văn hóa của Việt Nam nguời Hà Nội sống và làm việc trong môi trường đậm đặc chất sống, chất hoạt động, chất văn hóa của toàn đất nước hội tụ về. Đúng như ông Nguyễn Vinh Phúc nhận định: “Thăng Long - Hà Nội là nơi hội tụ nhân tài bách nghệ. Tài tử giai nhân từ bốn phương trong nước trải hàng chục thế kỷ kéo về sinh cơ lập nghiệp, lập ra các phường phố. Tất nhiên, bao nhiêu thế hệ đã đem đến Thăng Long - Hà Nội những lề thói của địa phương mình, sống chung đúc lại chắt lọc lai, tạo nên chất thanh lịch mà thực chất là lối sống có văn hóa”. Trải qua các triều đại và những biến động của lịch sử, nếp sống của người Hà Nội cũng thay đổi phụ thuộc vào quan điểm, thẩm mỹ của từng thời kỳ nhưng về cơ bản vẫn là sự tiếp nối nền nếp truyền thống được xây dựng từ thời Lý - Trần - Lê. Có thể nói, cái nho nhã, thanh lịch của người Hà Nội là đỉnh cao, của văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc.
Gần trọn một thiên niên kỷ trôi qua, có thể thay sức sống trường tồn của các giá trị văn hóa thể hiện trong nếp sống người Hà Nội. Sau tất cả những biến động lịch sử, nếp sống của người Hà Nội vẫn cơ bản không thay đổi về chất. Những nét đẹp truyền thống trong nếp sống được hình thành, phát triển từ thời Lý - Trần - Lê vẫn hiện diện trong nếp sống của người Hà Nội hôm nay trường tồn cùng Thăng Long nghìn năm tuổi.
Phạm Hoàng Điệp
Tạp chí Hà Nội ngàn năm, số 77 (190) Bộ mới, tháng 2/2010, tr. 4 – 5.

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.