Bỏ qua nội dung chính

BacHo

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.
Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > trangtin > BacHo > Bài đăng > Trong thời gian ờ làng Sen 1904, những cảnh bi thảm diễn ra liên quan đến việc xây dựng con đường Cửa Rào gây xúc động mạnh nhất,
Trong thời gian ờ làng Sen 1904, những cảnh bi thảm diễn ra liên quan đến việc xây dựng con đường Cửa Rào gây xúc động mạnh nhất,
sâu sắc nhất không sao xóa mờ được trong tâm hồn của Nguyễn Tất Thành. Bạn biết gì về sự kiện này?

 Dân làng Kim Liên sống cực kỳ đói khổ. Ruộng đất cày cấy không đủ, bình quân mỗi người là ba sào. Hầu hết ruộng đất tập trung trong tay một số gia đình giàu có. Những cố nông - tá điền chiếm số đông dân cư ở đây. Suýt đời họ đói rách. Do đó nhân dân vùng lân cận thường gọi làng Sen với cái tên không thi vị là làng “Khố rách áo ôm”. Nguyễn Tất Thành là một cậu bé rất mẫn cảm. Nỗi khổ đau, bất hạnh của người khác làm cậu nhức nhối, đau khổ hơn cả nỗi khổ đau, bất hạnh của chính mình. Có lẽ những cảnh bi thảm diễn ra liên quan đến việc xây dựng con đường Cửa Rào (đi Trấn Ninh) gây xúc động mạnh nhất, sâu sắc nhất không sao xóa mờ được trong tâm hồn cậu bé Thành.
Cửa Rào là một hẻm núi ở vùng thượng nguồn sông Lam thuộc biên giới Lào - Việt. Đây là một vùng rừng rậm dây leo chằng chịt, ít dấu chân người. Con đường nối đất nước Lào và các khu vực miền tây Nghệ An với vịnh Bắc Bộ chạy qua vùng rừng núi ấy. Bọn thực dân dùng chế độ lao dịch đối với dân xứ Nghệ để xây dựng con đường này. Nam giới từ 18 đến 50 tuổi đều bị xua ra công trường. Điều kiện sống và làm việc ở đây vô cùng khắc nghiệt: rừng rậm ẩm ướt, bùn lầy, thú dữ, rắn rết, ruồi muỗi và bầu không khí ngột ngạt, oi nồng. Dân phu ăn không đủ no, rách rưới, làm việc cực nhọc dưới roi vọt, đêm về ngủ ngay trên đất ngoài rừng. Nhiều người dân làng Sen và những làng lân cận bị bắt đi làm đường đã bỏ xác nơi rừng thiêng nước độc ấy. Những người khác còn sống sót về làng thì bệnh tật đầy mình.
Trong ký ức của Nguyễn Tất Thành dễ xúc cảm những ngày người làng Sen đi công trường Cửa Rào,  chẳng khác gì những ngày làng có đám tang. Mọi người tiễn đưa những dân phu bất hạnh đến tận cổng làng. Với bạn bè cùng tuổi, cậu bé Nguyễn Tất Thành đứng bên đường nhìn theo đường người rách rưới, gầy guộc lê từng bước trong tiếng hát tiễn biệt u buồn. Một trong những bài hát ấy đã khắc sâu vào tâm hồn cậu bé Thành:
Núi Hồng Sơn còn thắm 
Bể Đại Hải thường đầy 
Vua An Nam đã theo Tây
Cho dân mình thậm khổ.
Để thoát cảnh lao động khổ sai, ngày càng nhiều người bỏ trốn vào các khu rừng bên cạnh. Đêm đêm, họ bị lính đồn lùng sục dữ dội.
Gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc không bị bắt đi lao dịch, bởi lẽ gia đình cụ là gia đình khoa cử. Nhưng quan Phó bảng không thể thờ ơ trước những đau khổ đang ngày càng chồng chất lên đầu dân làng mà nhiều con cái họ là học trò của cụ. Để giúp những người dân trong làng, cụ Phó bảng quyết định bán phần đất dân làng đã dành cho cụ để lấy tiền giúp những gia đình ấy.
Tấn bi kịch “con đường Cửa Rào” gây ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn dễ xúc cảm của Tất Thành, làm cho cậu suy nghĩ mãi về cảnh đời, cuộc sống cùng cực xung quanh. Nỗi khổ đau của dân làng đã giúp cậu nhìn thấy rõ những điều bất hạnh và những ngang trái, bất công khác đang ngự trị trên đất nước Việt Nam thuộc địa mà trước đây Thành chưa nhận thấy. Ham hiểu biết, ưa suy nghĩ phát triển sớm so với lứa tuổi, cậu cố tìm trong sách vở câu trả lời cho những câu hỏi của mình. 
 

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.