● Văn Ba khi làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouch Tréville thuộc hãng Chargeurs Réunis để rời Sài Gònsang Pháp (1911).
● Nguyễn ÁiQuốc những năm ở Pháp và nhiều nước từ 1919.
● Hồ Chí Minh dùng bắt đầu ngày 13.8.1942 khi từCaoBằng sang Trung Quốc để bắt liên lạc với lực lượng cáchmạng...
Cùng với các tên gọi trên đây, Bác còndùngnhiều tên gọikhác. Xin giới thiệu với bạn đọc một số tên gọi bí danh, bút danh của Bác để tìm hiểu thêm về cuộc đời hoạt động và viết báo cực kỳ sôi động và phong phú của Người.
● Bút danh A.G, Bác ký trong bài Giữ bí mật (30.7.1948), bài Rút kinh nghiệm và trao đổi kinh nghiệm (Báo Sự Thật 31.10.1949).
● CB, bút danh của Bác dùng trong khoảng 70 bài báo, phần nhiều đăng trên Báo Nhân Dân từ 1951-1957.
● CK (Báo Nhân Dân ngày 10.l.1960)
● Chen Vang, tên ghi trên giấyđi đường của Bác do Đại diện đặc mệnh toàn quyền Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Nga tại Béc-lin cấp ngày 16.6.1923 để người đi từ Đức đến Pê-tơ-rô-grát (Lê-nin-grát).
● Chiến sĩ, là bút danh Bác ký trong gần 20 bài viết trong khoảng năm 1963-1967, đăng trên Báo Nhân Dân.
● Chín, là tên Bác dùng trong khi hoạt động ở Thái Lan (1928-1929). Kiều bào kính trọngvà thân mật gọi Người là Thầu Chín (ông già Chín).
● D.X, bút danh Bác dùng trong khoảng 50 bài báođăng trong chuyên mục Thường thức chính trị củaBáo CứuQuốc từ 16.l đến 23.9.1953 và một số bài trênbáoNhân Dân.
● Đin, bút danh của Bác đăng trên tạpchí Vì một nền hòa bình lâu dài, vì mộtnền dân chủ nhân dân ngày 21.8.1953.
● Đồng chí Trần, tên Bác dùng trongkhoảng đầu năm 1940 khi hoạt động ởCôn Minh (Vân Nam, Trung Quốc).
● G, là bút danh của bác dùng trong bàiviết nhan đề Bệnh khẩu hiệu (Sự Thật15.3.1951).