Bỏ qua nội dung chính

Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Blogs khác

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Liên kết

Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai > Bài đăng > MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO THÁI

Bài đăng

MÓN ĂN TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO THÁI

Theo số liệu thống kê của tỉnh ngày 1/1/1996, người Thái (chủ yếu là Thái đen) có 466 nhân khẩu sinh sống. Tập trung nhiều nhất là ở Xã Bàu Cạn (huyện Long Thành), hiện nay có 21 hộ dân tộc Thái với 84 nhân khẩu.

Mỗi một dân tộc, một vùng miền, một quốc gia đều có những nét đặc trưng riêng biệt cả về văn hóa, sắc tộc hay ẩm thực. Đối với người Thái, gạo nếp được coi là lương ăn truyền thống. Gạo nếp ngâm, bỏ vào chõ, đặt lên bếp, đồ thành xôi. Người Thái có phương pháp đồ xôi cách thuỷ bằng chõ gỗ rất kỹ thuật. Xôi chín bằng hơi, mềm, dẻo nhưng không dính tay.

Vào ngày tết của đồng bào Thái không thể thiếu các loại bánh truyền thống như bánh chưng được gói từ gạo nếp, nhân đậu, thịt heo. Nhưng bánh chưng của đồng bào Thái không phải như bánh tét miền Nam, hay bánh vuông miền Bắc, mà là những chiếc bánh chưng ống và gù. Khâu chọn nguyên liệu làm bánh chưng có lẽ kỳ công nhất. Lá dong bánh tẻ, khổ vừa phải, rửa sạch, lau khô. Gạo nếp phải là nếp tám thơm, nhân đỗ xanh đài sạch vỏ, không lẫn sạn. Thịt lợn ngon nhất là thịt ba chỉ, nhiều mỡ một chút, thái mỏng rồi ướp chung với hành tỏi, gia vị và bột tiêu.

Bánh chưng của người Thái không chỉ phong phú về kiểu loại mà còn rất tinh tế trong ý nghĩa. Vì vậy, đây là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết của dân tộc Thái.

Khâu luộc bánh mất từ 5 đến 7 tiếng, cho đến khi bánh chín, dậy mùi thơm. Nhưng khoảng thời gian này có lẽ là thời điểm đặc biệt để các thành viên trong nhà quây quần tâm sự về những điều làm được và mong muốn trong năm sau. Mùi thơm của lá dong rừng hòa quyện với mùi bánh thơm ngon đem lại hương vị hấp dẫn cho bánh chưng dân tộc Thái.

Cũng theo quan niệm của người Thái xưa, tài khéo léo khi gói bánh chưng còn là thước đo để chọn được nàng dâu đảm trong nhà. Người con dâu cả nấu bánh chưng ngon, dền bánh, thơm vị đỗ chắc chắn sẽ đem lại nhiều may mắn, no đủ và một vụ mùa thắng lợi cho gia đình trong năm mới.

Cơm Lam: Món ăn này được làm từ gạo nếp nấu trong ống tre, tiếng Thái gọi là (Co má ngã) thân to khoảng cổ tay, các đốt dài từ 60-70 cm, cây cao, vỏ dày, bên trong có lớp màng dai. Khi nấu cơm Lam, người ta thường chọn cây non, chặt từng đốt, cho gạo nếp và nước vào ống, để khoảng 2-3 tiếng, dùng lá dong làm nút, đem đốt trên đống lửa. Khi gạo chín, dùng dao sắc tước vỏ, cắt từng khúc rồi ăn cùng chẳm chéo, muối vừng, hương của nếp nương, quyện cùng vị đậm của vừng, vị ngọt của tre sẽ đọng lại trong ta những cảm giác khó quên.

Rêu nướng: Rêu được lấy từ những con suối trong. Sau khi được làm sạch, người Thái thường trộn hạt dổi, hạt mắc khén (những gia vị được lấy từ rừng) cùng ớt, tỏi, gừng, củ xả, lá chanh rồi thêm ít thịt mỡ. Dùng lá dong được rửa sạch để gói rêu và gia vị, buộc lạt tre túm lại hai đầu, bẻ quặt hai mép lá lại thành cái hình khum khum treo lên một thanh nẹp tre. Đem tất cả vùi vào trong tro ấm. Không than, không lửa cũng không hơ khói. Bao giờ lá dong cháy tý tách, thì lôi thanh tre ra, hơ cả gói rêu nướng trên than hoa. Lá dong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước xanh thơm mát của rêu suối rỉ ra, thì bày ra đĩa. Khi ăn, mở gói lá dong, mùi mắc khén, hạt sẻn và mấy chục thứ gia vị cùng ngạt ngào, riêng có rêu vẫn mát lịm, thanh tao.

Nộm rêu cũng là món ăn đơn giản. Rêu sạch đem cắt nhỏ bỏ vào chõ hấp chín, trộn muối, đường, gừng, rau thơm, hạt sen, nếu cay cho ớt hoặc hạt tiêu.

Canh rêu tươi là món ăn công phu và sang trọng nhất. Rêu được nấu với nước canh xương lợn hầm hoặc luộc gà, với thịt nạc băm nêm gia vị và ăn nóng.

Cá pỉng tộp: là món ăn độc đáo của người Thái với đặc trưng là cá xẻ đôi. Để làm được món này người ta sẽ chọn cá chép to, béo và tươi sống. Khi mổ cá là phải mổ dọc từ sống lưng trở xuống để con cá dễ gấp úp, thịt thơm và mềm hơn. Cá mổ xong, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ, tẩm ớt tươi, ướp gia vị, những loại rau thơm đã được thái nhỏ như: gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng (Hom mu chưn) và mầm măng của cây sa nhân được nhồi vào bụng cá. Gấp úp đôi con cá lại, xoa một lớp bột riềng và thính gạo ra ngoài vỏ cá rồi kẹp vào gắp nướng trên bếp than hồng. Miếng cá nướng vàng rộm, thơm lừng ăn kèm với cơm nếp xôi dẻo.

Ngoài ra, trên mâm ăn của người Thái không thể thiếu được món ớt giã hòa muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành… gọi chung là chẩm chéo. Hễ có thịt các con vật ăn cỏ thuộc loài nhai lại thì buộc phải có nước nhúng lấy từ lòng non – (nặm pịa). Thịt cá ăn tươi thì làm món nộm, nhúng (lạp, cổ), ướp muối, thính làm mắm; ăn chín, thích hợp nhất phải kể đến các món chế biến từ cách nướng, lùi, đồ, sấy, sau đó mới đến canh, xào, rang, luộc… Họ ưa thức ăn có các vị: cay, chua, đắng, chát, bùi, ít dùng các món ngọt, lợ, đậm, nồng… thường uống rượu cần, rượu cất.

Với các món ăn trên chứa đựng những giá trị văn hóa thuần túy của người Thái đã mang đến sự phong phú đa dạng về ẩm thực truyền thống trong văn hóa Việt Nam.

…………………….

Tài liệu tham khảo

1.         Địa chí Đồng Nai, tập V, tr.641

2.         Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb. Giáo dục, 2010, tr.170

3.         Nguồn: dulichdienbienphu.com

4.         Nguồn: baodongnai.com.vn

Nguyễn Sen

 

 

 

 

 

Comments

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.