Bỏ qua nội dung chính

Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Blogs khác

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Liên kết

Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai > Bài đăng > Ông mối trong tập quán cưới xin của người Sán Chay

Bài đăng

Ông mối trong tập quán cưới xin của người Sán Chay

 Dung Nguyen

Như chúng ta đã biết dân tộc Sán Chay là một trong những dân tộc thiểu số của đất nước ta. Dân tộc này cư trú rải rác ở các tỉnh thuộc khu vực trung du miền núi phía Bắc, đến một số tỉnh ở Tây nguyên và các tỉnh như Bình Thuận, Bình Phước, Bình Dương và Đồng nai.

Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê về dân số và nhà ở năm 1999, thì trong tỉnh Đồng Nai người Sán Chay có 183 người. Họ sống chủ yếu ở các huyện như Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc…Cũng như các dân tộc khác, dân tộc Sán Chay cũng có cho riêng mình những phong tục tập quán mang tính chất đặc trưng. Trong đó phải kể đến tập quán cưới xin đậm màu dân tộc của họ. Trai gái người Sán Chay có thể được tự do tìm hiểu nhau qua các đám hát , lễ hội nhưng khi tới hôn nhân quyền định đoạt lại ở cha mẹ và bậc bề trên. Đôi trai gái sau khi được cả hai nhà ưng thuận thì các nghi lễ cưới xin mới được tổ chức với nhiều bước phức tạp : từ dạm hỏi, ăn hỏi, giá bạc, đến cưới. Điều đăc biệt quan trọng trước tiên của nhà trai đó là phải chọn được ông mối thật phù hợp để đến nhà cô gái đánh tiếng.

 Đối với tập tục người Sán Chay vai trò của ông mối rất quan trọng, ông mối sẽ là người gần gũi gắn bó suốt đời với đôi vợ chồng trẻ, đôi vợ chồng này phải coi ông mối như là bố mẹ của mình, có trách nhiệm thăm nom lúc ông mối khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau , lúc ông mối chết thì phải để tang. Do đó mà khi chọn ông mối người ta sẽ chọn rất kỹ, phải là những người còn đủ vợ đủ chồng,con cái đông đúc, tốt bụng, phúc hậu, được nhiều người kính nể và khác họ với nhà trai.Với trọng trách của mình ông mối sẽ thay mặt nhà trai đến nhà của cô gái đánh tiếng. Ông mối xin ngủ qua đêm ở một nhà trong làng cô gái, nếu thấy điềm gở như hổ gầm, cú rúc… thì lập tức quay về ngay. Còn thấy điềm lành như đêm thanh tĩnh mịch thì sáng dậy sẽ đến nhà cô gái để đưa lễ vật ngỏ lời. Nhà gái đồng ý sẽ trao cho ông mối một tờ giấy đỏ có ghi tên tuổi ngày tháng năm sinh của cô gái để nhà trai mang về nhờ thầy xem có hợp không, nếu hợp và không có gì cản trở thì ông mối sẽ lại được cử sang nhà gái để định ngày ăn hỏi. Tới ngày lễ dạm hỏi ông mối lại là người được cử sang nhà gái để nghe nhà gái nói đồ sính lễ thách cưới, ông mối cũng sẽ bàn bạc với nhà gái để cho đồ sính lễ thách cưới phù hợp với hoàn cảnh của hai nhà, vì nếu nhà gái thách cưới cao quá nhà trai sẽ không đáp ứng được, đám cưới sẽ không diễn ra cả hai gia đình đều bị ảnh hưởng. Hai bên nhất trí được thì sẽ hẹn ngày cưới. Ngày đón dâu trong lúc mọi người ngồi nghỉ ở một nhà nào đó, ông mối thay mặt nhà trai đến xin phép nhà gái để được vào nhà. Chỉ khi nhà gái đồng ý ông mối mới được dẫn đoàn nhà trai vào nhà cô gái. Sau đó ông sẽ đại diện nhà trai đứng ra trao lễ, rồi thưa chuyện với nhà gái xin được đón dâu về nhà chồng và hẹn giờ đón cô dâu ra cửa. Khi đã đón dâu về tốt đẹp, với một vài nghi thức nhỏ khác, ông mối đứng ra làm lễ tơ hồng cho hai vợ chồng trẻ chúc cho họ sống hạnh phúc yêu thương nhau đến suốt cuộc đời. Nhiệm vụ của ông mối không chỉ dừng lại ở đây, mà còn phải quan sát chăm lo để ý đến cuộc sống của đôi vợ chồng đó cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay. Nếu vợ chồng họ có mâu thuẫn thì ông mối phải khuyên nhủ hòa giải chỉ cho họ cách sống đúng đắn và chuẩn mực cho gia đình được hành phúc lâu bền.

Qua đây chúng ta có thể thấy được rằng ông mối gần như thay mặt bố mẹ đẻ của chú rể trong mọi hoạt động cưới xin. Chính vì điều này mà người Sán Chay cực kỳ coi trọng ông mối trong cuộc sống vợ chồng của họ. Đó cũng là một điểm hết sức đặc trưng trong văn hóa của người Sán Chay ở Đồng Nai nói riêng và trên đất nước chúng ta nói chung. Và trải qua bao nhiêu thế hệ người Sán Chay vẫn chung tay gìn giữ được nét văn hóa đặc sắc này trong đời sống của mình.

 

 

 

 

 

Comments

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.