Bỏ qua nội dung chính

Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Blogs khác

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Liên kết

Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai > Bài đăng > Địa vị của người phụ nữ trong dân tộc Sán Dìu

Bài đăng

Địa vị của người phụ nữ trong dân tộc Sán Dìu

 

 Dung Nguyen

                Lấy tên tự gọi là San Déo Nhín, người Sán Dìu đã có mặt trên khắp đất nước ta cả mấy trăm năm nay, với lối ngôn ngữ Hán Quảng Đông. Ở tỉnh Đồng Nai chúng ta tính theo tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2009 có tới 850 người Sán Dìu sinh sống. Làng xóm của họ tựa như làng người Việt, có lũy tre bao bọc xung quanh, ngăn cách giữa các nhà thường có tường rào. Người phụ nữ nơi đây không được tôn trọng như nam giới và thường chịu nhiều thiệt thòi.

         Cộng đồng người Sán Dìu có rất nhiều hủ tục khiến cho người phụ nữ chịu nhiều khổ sở cực nhọc. Với tư tưởng trọng nam khinh nữ, phải có con trai nối dõi tông đường nên người con gái ngay từ khi sinh ra đã không được coi trọng bằng nam giới. Họ có khi cũng trở thành cái cớ hợp pháp để cho bố của họ được đi lấy vợ lẽ, nếu như mẹ của họ không sinh được con trai. Chính vì tư tưởng đó mà người con gái cũng không được chia tài sản giống như người nam trong gia đình. Đến tuổi kết hôn, họ cũng chỉ được xem như là một cuộc gả bán với màn thách cưới thật cao, giống như việc trả tiền cho việc nhà gái mất đi một lao động, hay đền công ơn nuôi nấng của cha mẹ cô gái vậy. Cô gái được thách cưới càng cao thị giá trị của cô ấy càng cao.    

        Người con gái Sán Dìu không được phép tự định đoạt hôn nhân của mình. Lá số tử vi và cha mẹ chú rể sẽ quyết định tất cả. Một điều tủi nhục nữa cho người con gái nơi đây đó là, nếu nhà mà có hai chị em gái đến tuổi lấy chồng thì ông mối sẽ xin lá số của cả hai chị em về so sánh, ai hợp hơn thì nhà chú rể sẽ chọn cô gái đó cho con trai mình làm vợ. Như thế có nghĩa là từ người yêu có thể trở thành chị vợ, em vợ của chàng trai, còn người con gái kia không yêu mà vẫn phải lấy người yêu của chị hoặc em gái mình làm chồng. Vào ngày cưới cô gái phải khóc lóc thật thảm thiết ai oán, có như vậy mới thể hiện được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Người con gái không biết khóc thì sẽ được bà bá, cô dì dậy cho khóc. Việc tập khóc này có khi diễn ra trước đám cưới cả tháng trời. Trong tập tục cưới xin của họ thì cô dâu còn phải bưng nước cho họ hàng nhà chú rể rửa mặt rửa chân sau đó họ sẽ mừng cho cô dâu một ít tiền. Ở đây họ có một sự khắt khe với những cô gái đi làm dâu như không được ăn chung mâm, uống chung ấm, thậm chí không được dùng chung chậu rửa mặt với bố chồng và anh chồng. Khi muốn đưa vật gì đó cho những người đàn ông này người phụ nữ không được đưa trực tiếp cho họ. Như vậy mới thấy địa vị người phụ nữ thấp kém như thế nào.

          Trong lao động cả người nam và người nữ đêu tham gia công việc đồng áng, tất cả việc trên đồng ruộng người phụ nữ đều biết làm những việc của đàn ông như cày bừa. Ngoài ra họ còn phải đảm đương công việc chăm sóc con cái cùngviệc bếp núc, thêu thùa may vá, chăn tằm kéo sợi, nhuộm vải…Nói chung là họ không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Ngay cả khi mang thai họ vẫn phải làm việc như bình thường cho tới ngày sinh đẻ, chỉ có điều được kiêng những việc quá nặng nhọc. Đồng thời phải biết tránh những điều kiêng kỵ trong quá trình thai nghén kẻo làm ảnh hưởng tới đứa bé, đặc biệt là tới công việc làm ăn sinh hoặt của người trong gia đình. Nhưng một điều may mắn cho các sản phụ nơi đây, đó là ngay sau khi sinh họ được chú ý chăm sóc đặc biệt, được bồi dưỡng  cơm nếp với thịt gà xào nghệ hay với gừng và rượu, cháo gà…Đây là một tập tục đáng khuyến khích và nên duy trì.

  Mọi việc lớn bé trong nhà đều do người cha và người con trai cả quyết định vì tập quán trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên người phụ nữ cũng có tiếng nói góp ý nhất định trong gia đình vì tất cả mọi việc đều do một tay họ quán xuyến lo lắng như ma chay, cưới xin, đồng áng. Địa vị thấp kém bị coi thường trong xã hội nên người phụ nữ phải chịu nhiều thua thiệt. Trong khi người đàn ông có quyền được lấy vợ lẽ nếu vợ cả không sinh được con trai, còn người phụ nữ sau khi hết tang chồng xong có muốn tái giá lại phải để hết của cải, tài sản và cả con cái lại cho nhà chồng. Nói chung người phụ nữ trong xã hội cũ của người Sán Dìu luôn bị coi thường, không được tôn trọng, không có quyền tự quyết, phải chịu sự sắp đặt và đứng sau người đàn ông.

   Ngày nay với sự tiến bộ của xã hội cùng với sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền. Người phụ nữ Sán Dìu nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung cũng đã được đi học, được quan tâm đúng mức, được tạo điều kiện để phát triển, và thoát ra khỏi những ràng buộc về định kiến và các hủ tục của dân tộc. Rất nhiều chị em đã được tham gia vào bộ máy của các cơ quan đoàn thể và đã thể hiện được vai trò cũng như khả năng của mình. Nhiều phụ nữ đã làm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã, đội trưởng, đội phó sản xuất. Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh đã được chăm sóc chu đáo, nên đã chấm dứt nạn “ hữu sinh vô dưỡng”. Điểm tiến bộ rõ rệt nhất trong hôn nhân của người sán Dìu là trai gái đã có quyền tự do kén vợ, kén chồng. Thực hiện chế độ một vợ một chồng theo luật hôn nhân và gia đình, công bố ngày 13- 1- 1960 xóa bỏ chế độ hôn nhân phong kiến cưỡng ép, chế độ hôn nhân không còn mang nặng tính chất gả bán nữa.

 

 

 

 

Comments

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.