Bỏ qua nội dung chính

Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Blogs khác

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Liên kết

Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai > Bài đăng > NHỮNG PHONG TỤC ĐÓN TẾT CỦA NGƯỜI HOA TẠI ĐỒNG NAI

Bài đăng

NHỮNG PHONG TỤC ĐÓN TẾT CỦA NGƯỜI HOA TẠI ĐỒNG NAI

Sau người Kinh, người Hoa là tộc người có số dân đông thứ hai trong gần bốn mươi tộc người anh em sinh sống trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Người Hoa đã gắn bó với vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai trên 300 năm, có bản sắc văn hóa độc đáo và nhiều tiềm năng về kinh tế - xã hội.

Do những điều kiện lịch sử - cụ thể, cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Tuy nhiên, đại bộ phận cần cù lao động, gắn bó mật thiết với cộng đồng các tộc người khác trên địa bàn, xem Đồng Nai -  Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Từ khi đất  nước đổi mới toàn diện và triệt để, người Hoa có thêm nhiều cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

          Cũng như nhiều tộc người khác ở nước ta, người Hoa cũng có nét văn hóa, phong tục tập quán đặc trưng và được bảo tồn, lưu truyền qua nhiều hết hệ cho đến nay. Trong đó, ngày Tết cổ truyền cùng những phong tục đón mừng năm mới của cộng đồng người Hoa là một nét văn hóa đặc sắc và hết sức thú vị.

Nhắc đến đồng bào Hoa là nhắc đến các lễ hội phủ đầy trong năm và các lễ hội ấy đều căn cứ vào lịch mặt trăng (rằm, mồng một…). Hầu hết các ngày lễ, hội, các dịp cúng kiếng theo phong tục truyền thống Hoa cũng được các dân tộc khác ở nước ta tham gia rất sôi nổi.      

Vào mỗi dịp tết đến, người Hoa cũng giống như người Việt đón mừng năm mới theo âm lịch (Tết Nguyên đán). Để chuẩn bị đón năm mới, thường vào những ngày cuối năm các gia đình người Hoa dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sơn phết, dán giấy đỏ có chứ nhũ vùng hoặc vẽ bùa chú, hình cọp… để trấn uế tà ma, tẩy trừ xui xẻo trong năm mới. Những câu liễn đối được dán trong nhà với những câu thành ngữ chúc tụng như: “Xuất gia bình an” (dán trước cửa), “Cung chúc tân niên”, “Kim ngọc mãn đường”, “Khai trương hồng phát” (đối với những gia đình buôn bán).

Từ trưa ngày 30 tháng Chạp, người Hoa làm mâm cơm cúng rước ông bà về ăn tết với gia đình. Trong lễ vật cúng của người Hoa gồm có: mứt thèo lèo, trái cây, thịt kho tàu, gà luộc, bánh tổ, bánh bông lan, dưa hấu, quýt, mãng cầu, chuối sứ (hương), thơm, đu đủ, sung. Mâm cúng của người Hoa ở Bửu Long là gà trống thiến luộc, lạp xưởng, canh củ cải khô nấu nước luộc gà, vịt, món rau cải trắng ngâm muối phơi khô nấu với xương heo hoặc xào với cá lóc, thịt heo tẩm gia vị phơi khô hoặc thịt vịt phơi khô xào với khoai tây. Mâm cúng được đặt ở giữa nhà hoặc đặt trên thờ Tổ tiên. Đến trưa 30 tết, cũng là bữa cơm đoàn viên, con cháu làm ăn xa đều trở về tụ họp đông đủ để đón mừng năm mới.

Vào đúng 12 giờ đêm là giờ khắc đón giao thừa tiễn biệt năm cũ đón chào sang năm mới,  người Hoa Phúc Kiến làm mâm cúng đặt trước cửa nhà để cúng trời đất với lễ vật gồm: quýt có dán giấy đỏ viết chữ “kiết” hoặc “cát” (tốt), đậu, dưa hấu, bánh mứt, bánh bông lan, bánh tổ. Con cháu trong nhà thắp nhang lạy trời Phật, thần thánh cầu cho gia đạo bình an, vạn sự như ý trong năm mới.

Từ thời điểm đón giao thừa cho tới sáng mùng một Tết, gia chủ chọn người hợp tuổi để xông đất, xông nhà với ý nghĩa “thần khí đông lai” (linh khí đến từ hướng đông). Người đến xông đất bước vào nhà với những lời chúc cho gia chủ như: “Nhứt kiến phát tài”, “Thần tài đáo gia”… sau đó thắp nhang trên bàn thờ trong nhà. Gia chủ mời người xông đất uống trà sau đó lì xì bao giấy màu đỏ và ngược lại, người xông đất cũng lì xì lại cho những trẻ nhỏ của gia chủ trong nhà.

Tại cơ sở tín ngưỡng, đêm giao thừa người ta thường đến lễ chùa, cầu thần phù hộ may mắn cho gia đình trong năm mới, sau đó nhận những phần lộc của chùa, miếu như bao giấy đỏ lì xì, trái quýt và mọi người cũng có thể hái những cành lộc tại chùa, miếu đem về nhà.

Sang ngày mùng 1 Tết là ngày đầu tiên của năm mới, người Hoa tổ chức ăn tết Nguyên đán. Mâm lễ vật cúng ngày mùng 1 là mâm cúng chay gồm có: mì xào, tàu hũ ki chiên, nấm mèo, bún tàu, đậu xào. Cũng như món bánh chưng, bánh tét của người Việt, thì người Hoa làm các loại bánh tổ (món bánh này được làm bằng bột nếp trộn với đường đã nấu loãng, sau đó đổ vào khuôn hình tròn đem hấp) phơi khô có thể để đến tháng sau, bánh mè (bột mì lăn mè chiên) hình tròn trên viết chữ Hán bằng thần sa màu đỏ như: “Đại cát”, “Phúc”, “Chiêu tài tấn bửu”, “Thọ”. Bánh chữ “Chiêu tài tấn bửu” cúng trước bàn thờ Tài Bạch Tinh quân (thần Tài). Sau khi thắp nhang cúng ông bà cha mẹ, bàn thờ tổ tiên, người Hoa chúc mừng năm mới, mừng tuổi mới. Con cháu mừng tuổi ông bà, cha mẹ chúc tuổi cho con cháu mau lớn, học hành giỏi dang. Nếu là người già thì con cháu chúc tết với những câu chúc như sau: “Sống lâu trăm tuổi”, “Sức khỏe dồi dào”; nếu cha mẹ khoảng trên 50 tuổi thì chúc “Niên niên thuận lợi”. Ngày tết, người Hoa có tục lì xì phong bao màu đỏ cho trẻ nhỏ để lấy hên, lấy lộc đầu năm.

Đến ngày mùng 2 Tết người Hoa cúng mặn với lễ vật là gà luộc, rau cải trắng phơi khô xào thịt heo, nếu khá giả thì cúng heo quay (những món này đã được chế biến từ ngày 30 tết). Người Hẹ có món gà ướp muối hấp cách thủy còn người Phước Kiến thì cúng tam sên gồm có: thịt ba rọi – gà – vịt, thịt heo – trứng – tôm hay thịt gà – thịt heo – đậu hũ… để cúng Thổ thần (thần đất đai).

Những ngày đầu năm mới, trẻ nhỏ và nam thanh nữ tú khoe sắc trong các bộ trang phục mới màu sắc lộng lẫy, tươi vui. Mọi người gặp nhau đều chúc mừng nhau với những câu có ý nghĩa tốt đẹp, may mắn, cát tường, phát tài phát lộc, an khang thịnh vượng, gia đình bình an… Người Hoa có tục lệ mùng 1 chúc tết bên nội, mùng 2 chúc tết bên ngoại, mùng 3 chúc tết thầy cô, mùng 4 chúc tết bạn bè. Trong những ngày đầu năm, người Hoa còn tới chùa, miếu để cầu xin thần Phật phù hộ cho bản thân và gia đình một năm mới với nhiều điều tốt đẹp.

Người Việt ăn Tết bảy ngày thì người Hoa đến ngày rằm tháng giêng thì ngày Tết mới thực sự kết thúc. Rằm tháng giêng tức ngày Tết Nguyên Tiêu theo truyền thống của người Hoa, là một lễ trọng đại trong đời sống của họ. Trong ngày này, người Hoa treo cặp đèn lồng trước nhà và trước miếu. Trên mỗi cặp đèn cửa đều có ghi họ của chủ nhà như “Trương Phủ” (họ Trương), “Huỳnh phủ” (họ Huỳnh), “Lý phủ” (họ Lý)… Những chiếc đèn này treo trong khoảng một tháng. Các gia đình người Hoa cúng chay gồm hương, đăng, trà, quả. (Ngày 16 tháng giêng cúng cô hồn với mía khúc, cháo trắng, đường tán, giấy tiền vàng bạc ở bàn thờ người sân nhà).

 

Vào ngày này, tại các miếu Hoa như: Thiên Hậu cổ miếu, Thất Phủ cổ miếu, Phụng Sơn Tự ở Biên Hòa người ta treo đèn lồng, trang trí giấy đỏ tạo nên một không khí lễ hội rất tưng bừng và đẹp mắt. Từ sáng sớm, các Ban trị sự miếu Hoa chuẩn bị những mâm lễ vật đem đến cúng Quan Công và bà Thiên Hậu. Lễ vật cúng rằm tháng giêng là những mâm heo quay, vịt quay, trái cây, nhang đèn… Những năm tổ chức lớn, Ban trị sự còn mời những đoàn múa lân trong tỉnh và thành phố Hồ Chí Minh về biểu diễn. Sau khi Ban trị sự làm lễ cúng xong, bà con người Hoa bắt đầu lũ lượt đến lễ thần. Họ đến miếu thắp nhang, cầu xin thần thánh phù hộ, phước sương cúng dường. Đặc biệt vào dịp tết Nguyên tiêu, người Hoa còn đặt những khoanh nhang vòng cầu an, người ghi những chữ như: “Vạn sự như ý”, “Hiệp gia bình an”, “Nhất bổn vạn lợi” (nếu làm ăn buôn bán), “Tứ quý hưng long”, “Công thành danh toại” (sự nghiệp), “đông thành tây trụ”… cùng tên người phụng cúng và treo lên khoanh nhang vòng. Nhang khoanh đốt vào tháng giêng để cầu an (có người cúng để giải hạn). Những khoanh nhang vòng cháy ròng rã suốt cả tháng mới tàn. Ngoài sân miếu, người ta bày bán những động vật phóng sinh như chim, cá, rùa… Tết Nguyên tiêu, người Hoa mua động vật phóng sinh với ý nghĩa làm phước để được phước lộc trong cả năm mới.

 

_Thanh Vân_

 

 

 

 

 

 

Comments

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.