Bỏ qua nội dung chính

Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai

Tìm kiếm
Trang chủ
Tra cứu
Tài Liệu Số
Thư viện Koha
Văn bản
Youtube
Gallery
  

Danh mục

Danh mục
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Blogs khác

Blogs khác
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Liên kết

Liên kết
Không có khoản mục nào trong danh sách này.

Thư viện Tỉnh Đồng Nai > Văn Hóa Các Dân Tộc Đồng Nai > Bài đăng > Mặt nạ ma thuật trong đời sống tinh thần cuả người Cơ Tu

Bài đăng

Mặt nạ ma thuật trong đời sống tinh thần cuả người Cơ Tu

 Dung Nguyễn

 

         Qua tìm hiểu tôi được biết, tính đến năm 2009 ở Việt Nam có khoảng 59.000 người Cơ Tu sinh sống. Với những tên gọi khác nhau như: Ca Tu, Kha Tu, Tơ, Phương, tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn- Khơ Me, ngữ hệ Nam Á. Họ tập trung đông nhất là ở tỉnh Quảng Nam, năm 2004 tỉnh này đã có tới 42.558 người. Số còn lại nằm rải rác từ Bắc vào Nam trong đó có tỉnh Đồng Nai. Tuy số lượng người ở không đông nhưng đi đến đâu sinh sống họ vẫn khẳng định được tiếng nói của dân tộc mình qua những nét văn hóa truyền thống đặc trưng.

          Đến với cộng đồng người Cơ Tu các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy mặt nạ ma thuật  là thứ không thể thiếu trong nhà Gươl và trong các nhà mồ của họ. Nhà Gươl được coi là linh hồn, là sức mạnh, là sự gắn kết các thành viên trong ngôi làng. Nó cũng là nơi linh thiêng để thờ các vị thần. Còn nhà mồ là nơi yên nghỉ của ông cha, của anh em, của con cháu. Chính vì thế mà người Cơ Tu đã chế tạo ra mặt nạ ma thuật với mong muốn bảo vệ buôn làng và xua đuổi tà ma.

         Nhà Gươl là trung tâm của làng, mọi việc quan trọng của làng đều được diễn ra ở đây. Từ họp bàn các vấn đề của làng đến tổ chức các buổi lễ hội như lễ ăn mừng được mùa, lễ mừng lúa mới.., hay nghi lễ cưới hỏi của các đôi trai gái. Đó là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu, rất linh thiêng và đặc biệt. Đó cũng là lý do mà người Cơ Tu ra sức bảo vệ Gươl với chiếc mặt nạ ma thuật.

          Bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của mình những người thợ điêu khắc giỏi nhất trong làng đã tạc ra những chiếc mặt nạ từ những thân cây lớn. Loại mặt lạ này theo truyền thống được tạc theo hình mặt người,hoặc hình các con vật, phía trong được khoét lõm, miệng và mắt mặt nạ sẽ được chạm thủng để người sử dụng có thể nhìn thấy được. Mặt nạ nào làm cho người khác nhìn vào thấy sợ hãi càng nhiều thì càng có giá trị cao. 

 

          Với hình dạng khuôn mặt nhăn nhó, chỉ được gọt bằng tay với những nhát gọn dứt khoát chính xác, nhưng mặt nạ của người Cơ Tu rất sinh động và có hồn. Không những thế các nghệ nhân còn biết dùng sơn màu tự tạo từ các thân cây rừng để điêu khắc nên các mặt nạ. Họ quan niệm những người có suy nghĩ, tư tưởng xấu sẽ cảm thấy rùng rợn, sợ hãi khi nhìn thấy chúng.  Mặt nạ ma thuật thường được nghệ nhân làm ở nơi kín đáo, yên tĩnh trong rừng sâu nhằm không bị ai quấy rầy, để có thể tạo ra những mặt nạ có linh hồn riêng. Gươl là linh hồn của làng vì thế người ta đã cho treo thật nhiều mặt nạ ma thuật nơi đây, có như vậy dân làng mới yên tâm sinh sống và làm ăn. Còn đối với những người trước khi mất luôn mong muốn được mọi người trong nhà chôn cất mình trong một nhà mồ thật đẹp với nhiều khuôn mặt nạ ma thuật, như vậy linh hồn họ mới yên nghỉ không bị tà ma quấy nhiễu.

         Mặt nạ ma thuật là thứ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của cộng đồng người Cơ Tu. Nó cũng thể hiện được nghệ thuật điêu khắc của nghệ nhân nơi đây. Dù rất giản đơn nhưng lại mang giá trị thẩm mỹ rất cao. Không có mặt nạ ma thuật thì nhà mồ hay Gươl của người Cơ Tu không còn nét độc đáo riêng biệt nữa. Đó là yếu tố tâm linh của cộng đồng người Cơ Tu. Hiện nay  nhà nước ta đang có những biện pháp thích hợp để bào tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống này.

 

 

 

 

 

 

Comments

Comments

Không có nhận xét nào cho bài đăng này.